10 XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ ĐANG TỪNG BƯỚC THAY ĐỔI NGÀNH Y HỌC
Công nghệ đang từng ngày chuyển mình nhằm đạt tới những đỉnh cao vĩ đạo mới, biến cuộc sống của con người trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Sự kết hợp giữa y học và công nghệ là bước tiến hoàn hảo giúp chất lượng cuộc sống con người không ngừng được nâng cao. Vậy công nghệ đã từng bước thay đổi y học như thế nào? Liệu trong tương lai công nghệ y học sẽ còn phát triển ra sao? Khám phá ngay những thông tin thú vị như thế trong bài viết dưới đây của FSI.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
AI luôn được các nhà khoa học kì vọng rằng chúng sẽ đạt tới khả năng có thể thiết kế lại toàn bộ chu trình chăm sóc sức khỏe hiện nay của con người. Những thuật toán của AI hiện đã được ứng dụng trong quá trình khai thác hồ sơ y tế, lên kế hoạch điều trị, hay phân luồng, kiểm soát bệnh nhân tại các cơ sở y tế,… tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, với khả năng học máy trên hệ cơ sở dữ liệu lớn, một số giải pháp kết hợp cùng với AI hiện nay đã chứng minh được tính khả thi trong việc hỗ trợ chẩn đoán bệnh sớm với độ chính xác tương đối cao.
Thực tế ảo (VR)
Hiện nay công nghệ thực tế ảo VR đang có những tác động hai chiều tới cả bác sĩ và bệnh nhân. Về phía các bác sĩ, công nghệ này hiện nay đang được sử dụng để tiến hành đào tạo các bác sĩ phẫu thuật trong hoạt động thực hành.
Một nghiên cứu gần đây của Harvard Business Review cho thấy rằng các bác sĩ phẫu thuật được đào tạo nhờ công nghệ thực tế ảo VR có thể tăng 230% hiệu suất tổng thể (nhanh hơn và chính xác hơn) so với các phương thức đào tạo truyền thống khác.
Thực tế, các bệnh nhân cũng được hưởng lợi rất nhiều từ công nghệ này. Nhờ VR mà các bác sĩ tạo ra phương pháp điều trị cơn đau, đánh lạc hướng bệnh nhân khỏi các kích thích đau (bằng cách cho người bệnh đeo kính ứng dụng công nghệ VR và trải nghiệm các hình ảnh/cảnh quan nhẹ nhàng, thư thái). Nhờ vậy mà nỗi đau bệnh nhân phải chịu cũng vì thế mà được xoa dịu và giảm đi đáng kể.
Thực tế tăng cường (AR)
VR có tên tiếng Anh là Virtual Reality và chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình kính thực tế ảo VR trên thị trường hiện nay như Samsung Gear VR, Google Cardboard,… Người dùng sẽ được trải nghiệm một thế giới ảo mới lạ, khác hoàn toàn, toàn bộ tầm nhìn đều được bao phủ bởi thiết bị.
AR là chữ viết tắt của Augmented Reality. Công nghệ thực tế tăng cường AR chính là sự kết hợp của thế giới thật với thông tin ảo, chứ nó không hề tách riêng biệt giữa thế giới ảo và thực như VR. Công nghệ AR này sẽ bổ sung những chi tiết ảo vốn được tạo bởi máy tính, smartphone vào thế giới thực để từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng. Khi sử dụng công nghệ này, người dùng hoàn toàn có thể thoải mái tương tác với những nội dung ảo ngay trong đời thực, như chạm vào, tóm lấy,…
Hiện tại, ở một số quốc gia các sinh viên y khoa đã và đang sử dụng kính thực tế tăng cường AR trong nghiên cứu giải phẫu. Loại kính này sẽ giúp các bác sĩ có thể truy cập vào các mô tả chi tiết và chính xác về giải phẫu người để từ đó nghiên cứu rõ về thể trạng của đối tượng mà không cần đến cơ thể thật ngay trước mắt.
Thiết bị theo dõi, cảm biến chăm sóc sức khỏe
Con người thường có xu hướng theo dõi cũng như quản lý các chỉ số sức khỏe, đó chính là lý do các thiết bị cảm biến sức khoẻ đã ra đời. Nhờ các thiết bị đeo cảm biến mà cân nặng, mức độ vận động trong ngày, nhịp tim hay chất lượng giấc ngủ,… đều được cập nhật đều đặn một cách chính xác.
Với khả năng theo dõi, cảnh báo các dấu hiệu bất thường và đồng thời chia sẻ kết quả thu được với các bác sĩ cá nhân, những thiết bị này trao quyền cho con người trong việc kiểm soát sức khỏe và đưa ra các quyết định sáng suốt, kịp thời.
Thiết bị chăm sóc y tế Tricorder
Thiết bị y tế Tricorder hay có tên gọi là Scout giúp người dùng giám sát và theo dõi được nhiệt độ cơ thể, điện tâm đồ, nhịp tim, độ bão hòa oxy hay mức độ căng thẳng một cách chính xác. Thiết bị này sẽ hoạt động nếu được tiếp xúc với trán người trong khoảng 10 giây sau đó sẽ cho ra kết quả.
Hiện nay có thể khẳng định công nghệ chăm sóc sức khỏe đang phát triển không ngừng theo cấp số nhân. Và giấc mộng về một thế giới với các thiết bị toàn năng có thể chẩn đoán cũng như phân tích bệnh tật một cách chi tiết cũng dần trở thành hiện thực.
Trên thị trường hiện đã có một số sản phẩm được nghiên cứu và phát triển từ xu hướng này. Những thiết bị này thường nhỏ và mỏng, có thể đo được chính xác một loạt các thông số như nhịp thở, nhịp tim, vị trí cơ thể, nhiệt độ da, mức độ hoạt động, dáng đi, trạng thái ngủ,…
Giải trình tự gen
Chính phủ Mỹ đã từng chi tới 2.7 tỷ đô dành cho dự án giải trình tự gen. Hiện nay, Mỹ cũng đang từng bước nỗ lực để có thể giải trình tự gen người với chi phí 100$/người, tương đương với việc tiến hành các xét nghiệm máu.
Từ các kết quả giải trình tự gen, chúng ta hoàn toàn có thể nắm được các thông tin liên quan tới độ nhạy cảm với các loại thuốc, thể trạng tổng thể hay những dấu hiệu bất thường để phòng ngừa và thậm chí có thể nhìn ra được lịch sử y tế gia đình.
Cách mạng hóa quá trình phát triển thuốc
Không thể phủ nhận rằng để phát triển các dòng thuốc mới đòi hỏi các bác sĩ phải đầu tư rất nhiều thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên để hướng tới một tương lai có thể rút ngắn thời gian mà vẫn đảm bảo an toàn cho bệnh nhân sử dụng thì nhiều công ty dược phẩm đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các thử nghiệm thuốc.
Những công nghệ và phương pháp tiếp cận hiện đại trên đã, đang và sẽ từng bước thống trị thị trường dược phẩm, tạo ra những loại thuốc đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sức khoẻ của mỗi bệnh nhân.
Công nghệ NANO
Những hạt nano cùng các thiết bị nano được dự đoán sẽ sớm hoạt động như các hệ dẫn thuốc chính xác và trở thành các công cụ điều trị ung thư. Thậm chí chúng có thể thực hiện được một số ca phẫu thuật.
Từ năm 2014, các nhà nghiên cứu của Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck, Đức đã trực tiếp thiết kế ra các robot siêu nhỏ cho phép chúng có khả năng di chuyển bên trong cơ thể người. Cuối năm 2018, các nhà nghiên cứu của MIT (Viện Công nghệ Massachusetts) đã sáng tạo ra một viên thuốc điện tử có thể điều khiển không dây. Chúng sẽ đóng vai trò chuyển tiếp thông tin giúp chẩn đoán hoặc giải phóng thuốc theo mệnh lệnh từ điện thoại thông minh đã kết nối trước đó.
Công nghệ nano cũng cũng có thể giúp tạo ra các bản vá thông minh. Tại CES 2020, một công ty có trụ sở tại Pháp đã cho ra mắt bản vá thông minh. Bản vá này sẽ cho phép theo dõi vết thương liên tục và lõi graphene để kích thích quá trình lành vết thương.
Robotics
Có thể nói việc ứng dụng robot trong y học trở nên vô cùng phát triển. Hiện có rất nhiều loại robot y tế khác nhau đang được ứng dụng tại cơ sở y tế của nhiều quốc gia cụ thể như robot đồng hành trong phẫu thuật, robot giúp nâng đỡ các bệnh nhân lớn tuổi, robot khử trùng,…
Sự đồng hành của những robot này có thể làm giảm các vấn đề tinh thần cho con người cùng như giúp đỡ các trẻ em có bệnh mãn tính. Một số robot còn được trang bị các thiết bị cảm biến nhanh nhạy cùng hệ thống camera, micro để các bệnh nhân có thể dễ dàng tương tác.
In 3D
Công nghệ in 3D thực sự đã viết nên những điều kỳ diệu trong y khoa. Công nghệ này sẽ sử dụng hệ thống máy chụp CT hay cộng hưởng từ (MRI). Những thiết bị được sử dụng có khả năng quét và chụp cắt lớp bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể người. Và nếu như chúng ta tiến hành xếp chồng các lớp này lại với nhau sẽ tạo nên một hình ảnh 3 chiều của cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Hiện nay ngành y học hiện đại có thể sáng tạo ra chân tay, răng, xương,… giả trên cơ thể người với độ chính xác hoàn hảo. Chúng hoàn toàn có thể chuyển động linh hoạt theo ý muốn nhờ vào các thiết bị hỗ trợ khác.
Hiện nay trên thế giới một số nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất thử nghiệm bộ phận cơ thể phức tạp (nội tạng) thông qua công nghệ in 3D kết hợp với công nghệ tách tế bào. Tức là những bộ phận 3D này hoàn toàn có thể “sống” và đảm nhận nhiệm vụ tương đương so với bộ phận gốc trên cơ thể người.
Vào tháng 11 năm 2019, nhiều nhà nghiên cứu tại Học viện Bách khoa Rensselaer ở Troy, New York đã phát triển một phương pháp in da sống 3D cùng với các mạch máu. Có thể thấy nghiên cứu này đã mở ra một phương pháp ghép da mới cho các bệnh nhân bỏng. Chính ngành công nghiệp dược phẩm cũng từng bước được hưởng lợi từ công nghệ hiện đại này. Từ khoảng năm 2015, các loại thuốc in 3D đã chính thức được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phê chuẩn và cho phép phân phối rộng rãi trên thị trường.